0855969996

Hotline bán hàng

Giao hàng Toàn Quốc

Nhận hàng từ 2-5 ngày

Đánh giá Dell Precision 7510 laptop đồ họa, máy trạm di động

HùngAnh.vn 2 năm trước 2331 lượt xem

    Đánh giá Dell Precision 7510 laptop đồ họa, máy trạm di động


    Người dùng đã phải chờ đời 1 thời gian khá lâu để được chứng kiến 1 sản phẩm mới thuộc phân khúc laptop đồ họa, máy trạm di động của Dell xuất hiện kể từ cỗ máy tiền nhiệm Dell Precision M4800. Và đây có phải là 1 sản phẩm được cải tiến theo hướng tích cực và được người dùng hưởng ứng hay không xin mời các bạn cùng Hùng Anh cùng đi tìm hiểu nhé !

    Dòng Precision, những chiếc laptop đồ họa, máy trạm di động của Dell là những sản phẩm mà Dell  không đi theo thị hiếu người dùng. Trái ngược với Latitude, dòng sản phẩm mà sẽ được những cấu hình phần cứng ở mức vừa phải cùng với đó là việc duy trì trọng lượng, kích thước tổng thể của máy. Những chiếc laptop đồ họa, máy trạm di động thuộc dòng Precision luôn có những linh kiện có hiệu suất tối đa, bộ phận tản nhiệt dày dặn cũng như là 1 chiếc màn hình có thông số cao. Chúng được tạo ra để làm việc chăm chỉ.


    Những dòng Precision trước đây thì luôn có 1 sự tương đồng gần như là tuyệt đối về mặt thiết thiết. Thiết kế đặc trưng này đã duy trì từ những chiếc Dell Precision M4600 cho đến M4800 ở phân khúc màn 15,6 inch và từ Dell Precision M6600 đến M6800 ở phân khúc màn 17,3 inch. Do đó Dell Precision 7510 hoàn toàn là 1 sự thay đổi về mặt thiết kế ( nếu bạn không tính đến Dell Precision M3800 hay Precision 5510 có 1 sự chênh lệch giá cực kỳ lớn cũng đã được ra mắt trước đó )

    Như mọi khi, 1 mã máy sẽ có khá nhiều cấu hình để khách hàng lựa chọn, và với Dell Precision 7510 cấu hình cơ bản nhất cũng sẽ có giá trên $ 1,100  vào thời điểm ra mắt cho đến các cấu hình có giá vài nghìn đô la.

    Và trong bài đánh giá này sử dụng cấu hình CPU Intel Xeon E3-1535M v5 , GPU NVIDIA Quadro M2000M , RAM DDR4 32 GB, SSD Samsung NVMe 512 GB, và màn hình 4K có giá ở mức $ 3,267  vào thời điểm ra mắt  tức là ~75 triệu VND

    Cấu hình Dell Precision 7510


    Link sp : https://hunganh.vn/laptop-do-hoa/laptop-cu-do-hoa-dell-precision-7510-core-i7-6820hq.html
    --------------------------------
    Bộ xử lý: Intel Xeon E3-1535M v5
    Card đồ họa: NVIDIA Quadro M2000M 4Gb GDDR5
    Ram: 32Gb  DDR4-2133
    Màn hình: 15,6 inch 3840 x 2160 pixel 282 PPI, Sharp LQ156D1, IGZO IPS
    Bo mạch chủ: Intel Sunrise Point CM236
    Ổ Cứng: Samsung SSD SM951a 512GB M.2 PCIe 3.0 x4 NVMe (MZVKV512), 512 GB  
    Cân nặng: 2,74 kg. Củ sạc: 778 g

    Vỏ máy


    Như đã nói ở trên, Precision 7000 series đã tiên phong cho 1 xu hướng thiết kế mới nhẹ hơn, mỏng hơn và hiện đại hơn nhưng không làm mất đi hầu hết các tiện ích và chức năng của các mẫu trước đó. Dell Precision 7510 nặng 2.74kg và khích thước chỉ nhỏ hơn 1 chút so với đời máy trước đó Precision M4800 ( thậm chí bề ngang của máy còn to hơn là M4800 với bề ngang là 38cm, sâu 26cm và bề dày 3,3cm ). Quan trọng máy nhẹ hơn nhiều so với cân nặng 3.2kg của Dell M4800. Phần lớn điều này đạt được thông qua việc bỏ qua ổ đĩa quang và sử dụng vật liệu vỏ có trọng lượng nhẹ hơn (nhưng vẫn cứng cáp) như magiê và sợi carbon trong suốt.  Ví dụ như mặt lưng kim loại của M4800 đã thay đổi thành một bề mặt bằng sợi carbon trên Precision 7510, Họa tiết kẻ caro cực kỳ tinh tế, thiết kế này gần giống với mặt tỳ tay của Dell XPS 13. Nhìn bên ngoài khi đang gập máy có thể bạn sẽ bị nhầm lẫn sang 1 dòng máy khác, đó là Latitude E7450 phiên bản cảm ứng.

    Mặt tỳ tay của máy cũng được làm bằng magie, lớp cao su mỏng được phủ lên trên. Bao xung quanh mặt tỳ tay là bộ khung máy có viền nổi hẳn lên trên, các viền máy bằng kim loại màu bạc sáng bóng.

    Những thay đổi trong chất liệu dường như không ảnh hưởng lớn đến sự ổn định chung của máy, vốn rất chắc chắn về tổng thể. Khi mở máy, những chi tiết linh kiện được làm tỉ mỉ chắc chắn, nằm vững chắc trên bàn tay khi mà ta cầm máy bằng 1 tay. Mặt đáy được bố trí 4 núm cao su to và dài hơn hẳn chiếc M4800 giúp giữ máy ổn định khi đặt máy lên bề mặt phẳng. Hai bản lề lớn làm tốt công việc đóng mở màn hình mà không thấy bất kỳ dấu hiệu lỏng lẻo nào trong quá trình hoạt động. So với những chiếc laptop đồ khọa khác trong cùng cấu hình thì Dell Precision 7510 có kích thước nặng hơn  chút và kích thước là ngang nhau ( như so trên HP Zbook 15 G3 )

    Bàn phím và touchpad


    Bàn phím dòng Latitude Precision của Dell từ lâu đã được đánh giá là một trong những bàn phím tốt nhất có trên những chiếc máy tính xách tay, và ngày càng rút gọn lại khoảng cách về chất lượng so với dòng máy Thinkpad vốn đã rất nổi tiếng về bàn phím từ trước tới nay. Hiện đại hơn là kiểu dáng bàn phím và nút đã được nâng lên từ dòng Latitude E7450 ( loại bàn phím nổi ), dạng phím kiểu Chiclet. Cứ mỗi lần phát triển thì bàn phím ở  hầu hết trên các dòng máy của Dell đều tương tự như nhau. Bàn phím ở trên Dell Precision 7510 sẽ gần giống như trên Dell Latitude E7450, E7470 hay Latitude E5450 hay thậm chí là dòng 12.5 inch Latitude E7250, ngoại trừ nó có kích thước rộng hơn để chứa bàn phím số ở bên phải.

    Kể cả về cảm giác gõ, hành trình phím khi gõ trung bình, độ nảy tốt, hoạt động tương đối yên tĩnh và lực tác động khá thấp làm cho bàn phím ở trên Precision 7510 trở thành một chiếc bàn phím cho cảm giác gõ thoải mái, mặc dù chúng tôi có thể thấy nó có lẽ hơi ít thoải mái hơn về mặt điều chỉnh và phản hồi so với E7450 trực tiếp.

    Giống như dòng Latitude E7450, bàn phím Precision 7510 có hai cấp độ đèn nền khi bật. Việc thay thế vẫn tương đối dễ dàng bạn cần tháo viền bàn phím ( được làm khá tinh xảo ) và sau đó là vặn các ốc vít ra ( số lượng ốc vít nhiều hơn ), và các bạn phải tháo nắp đáy máy và háo pin ra thì mới có thể gỡ bỏ cáp phím thì khi đó bạn mới có thể hoàn toàn nhấc được phím lên. Thiết kế này đã được phổ biến bởi E7440 một vài năm trước.

    Bàn di chuột Alps cũng gần giống với bàn phím mà chúng ta thấy trong Latitude E7450. Các ngón tay được lướt dễ dàng trên bề mặt nhẵn, hai nút chuột riêng biệt và nút cuộn trang ở giữa bên dưới bàn phím là để sử dụng với Trackpoint ( rất tiện cho những bạn lập trình viên ). Dell đã có rất ít sự thay đổi về bộ bàn di chuột trong nhiều năm nay và có lẽ người dùng vẫn đang thấy thỏa mãn với những phần đó.

    Màn hình


    Dell Precision 7150 có một loạt các tùy chọn màn hình 15,6 inch (chính xác là bốn), từ màn hình LED TN tiêu chuẩn 1920x1080 cấp thấp với gam màu srGb 45% được quảng cáo cho đến 3840x2160 (4K ) Màn hình IGZO IPS Anti-Glare (282 pixel mỗi inch) Đa số ở thị trường Việt Nam thì sẽ là màn hình Full HD với tấm nền IPS , bề mặt nhám, độ phủ màu sRGB ~60 70%.

    Trong bài đánh giá này Laptop Hùng Anh sẽ đánh giá màn hình 4K trên Precision 7510 và những hình ảnh hiện nên trên màn hình này quá là tuyệt đẹp. Độ bão hòa, tái tạo màu sắc và độ tương phản có vẻ rất tốt.

    Độ sáng trung bình là 271 cd / m2, thấp hơn một chút so với mức trung bình. Sự phân bố độ sáng 83% đảm bảo độ sáng tương đối nhất quán trên bề rộng của màn hình. Tương phản, trong khi đó là 1050: 1 xuất sắc, được thúc đẩy bởi giá trị đen được ghi thấp là 0,266 cd / m2. Độ bao phủ màu ở màn hình này là 99,72% phổ sRGB tuyệt vời , mặc dù AdobeRGB chỉ đạt 86% nhưng vẫn rất tốt, nếu bạn là dân nhiếp ảnh đòi hỏi 1 chiếc màn hình có độ chuẩn màu AdobeRGB cao thì bạn nên Precision 5510 đạt 96%. Trong bảng xếp hạng những thông số màn hình Dell Precision 7510 còn đứng trên Zbook 15 G3 chỉ đạt 63% AdobeRGB, thậm chí ỏ dòng Lenovo ThinkPad P50 còn kém nữa chỉ với 37% ( và chỉ 58% sRGB )

    Ngoài trời, màn hình sẽ khó nhìn một chút dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, mặc dù có bề mặt nhám trên màn hình vẫn làm nổi bật hình ảnh với điều kiện nó không quá sáng. Trong các khu vực bóng râm, máy hoàn toàn thoải mái khi sử dụng. Góc nhìn tuyệt vời như mong đợi cho màn hình IGZO cao cấp.

    Hiệu suất


    Dell Precision 7510 cung cấp đa dạng về các lựa chọn cấu hình. Về các tùy chọn liên quan đến hiệu suất, có bảy CPU khác nhau  từ Core i5 6300HQ, I7 6820HQ, i7 6920HQ, Xeon E3-1505M, Xeon E3-1535M, Xeon E3-1545M và Xeon E3-1575M . Ba GPU khác nhau là NVIDIA Quadro M1000M dung lượng 2GB GDDR5, NVIDIA Quadro M2000M dung lượng 4GB GDDR5 và AMD FirePro W5170M dung lương 2GB GDDR5 thiên về hiệu năng chơi game ( đấy là chưa tinh card VGA on Intel® HD Graphics P580, P530, & 530 ). RAM khác nhau, từ 16 GB đến 64 GB (bao gồm 32 GB RAM ECC nếu bạn chọn bộ xử lý Xeon) và ổ cứng bạn có thể tùy chọn nắp bao nhiêu dung lượng cũng được với 2 slot cắm ổ cứng.

    Dell Precision 7510 hỗ trợ phiên bản Ram ECC rất tốt đối với những người dùng chuyên nghiệp sử dụng nhũng phần mềm tình toán cao đòi hỏi CPU và GPU luôn hoạt động ở mức cao. Ram ECC có thể giúp máy chạy ổn định và ít dẫn đến sự cố ( ví dụ chạy phần mềm con chuột bị quay quay không load được phần mềm ) Nhưng các bạn có thể sẽ phải tính toán cho việc đầu tư Ram ECC hơn hay lựa chọn 1 phiên bản CPU hay GPU cao hơn...

    Card VGA on  Intel Iris Pro Graphics P580 trong  CPU Xeon cũng có khả năng xử lý đồ họa chuyên dụng mạnh mẽ trong 1 phạm vi vừa phải.. Hiệu xuất CPU hoạt động cao nhất khi bạn cắm sạc tất cả bốn lõi đều có tốc độ xung nhịp 3,4 GHz và mặc dù xung nhịp có thể giao động, nhưng nó không ảnh hưởng lớn đến hiệu suất tổng thể. Điều tương tự cũng xảy ra đối với hiệu suất GPU, test hiệu suất trên 3DMark06 cho 1 điểm số khá cao mặc dù máy chỉ chạy bằng pin.

    Intel Xeon E3-1535M v5 là CPU lõi tứ được thiết kế dành riêng cho dòng laptop đồ họa máy trạm di động. Mang TDP 45 W, nó dựa trên kiến ​​trúc Skylake và được sản xuất bằng quy trình 14nm với các bóng bán dẫn FinFET. CPU có tốc độ xung nhịp cơ bản là 2,9 GHz và có thể tăng tần số lên tới 3,8 GHz (lõi đơn), 3,6 GHz (lõi kép) và 3,4 GHz (lõi tứ). Xeon E3-1535M v5 có thể so sánh với Intel Core i7-6920HQ tiêu chuẩn (cả hai đều có chung bộ đệm L3 và tốc độ xung nhịp cơ bản), với yếu tố khác biệt lớn nhất là hỗ trợ bộ nhớ của Xeon cho bộ nhớ ECC.

    Do đó, Xeon E3 là một trong những CPU dành cho laptop có hiệu xuất hàng đầu, bài test cho ra kết quả xuất sắc như điểm số 750 trong CPU Cinebench R15 và 162 trong thử nghiệm CPU đơn

    Trong bài kiểm tra chạy hiệu năng tổng thể của máy đạt 4020 điểm dựa trên phần mềm PCMark 8.

    Về card Quadro M2000M, đây có thể được coi là 1 loại card đồ họa chuyên làm render 3D có hiệu năng tầm trung. Card hỗ trợ cả DirectX 12 và OpenGL 4.5, sản xuất dựa trên chip Maxwell GM07 và được  bằng quy trình 28nm, 640 lõi và dung lượng 4Gb GDDR5 VRAM. Quadro M2000M cùng với  GTX 960M thuộc cũng 1 phân khúc giá nhưng lại dành cho 2 mục đích khách nhau, GTX 960M là để chơi game

    Các cổng kết nối


    Dell Precision 7510 không còn cổng VGA (đây là 1 điểm thiết xót) máy chỉ còn lại HDMI và mini-DisplayPort (có thể dùng bộ chuyển đổi chuyển được sang nhiều cổng khác nhau) Là 1 chiếc laptop đồ họa, máy trạm di động đời khá cao nhưng Dell Precision 7510 lại không có USB 3.1 Gen 2 hoặc Type-C. Các cổng kết nối bị giảm đi đáng kể ở dòng này  nhưng may mắn là máy vẫn còn 4 cổng USB 3.0

    Đầu đọc thẻ SD, jack 3,5 mm, 3 cổng USB 3.0, Khóa Kensington

    HDMI, Mini-DisplayPort / Thunderbolt 3 (tùy chọn), USB 3.0

    Cổng LAN, cổng sạc, 2 khe tản nhiệt 2 bên

    Cạnh trước không có cổng kết nối

    Về nhiệt độ, Test CPU bằng Prime95 và GPU bằng FurMark trong vòng 1h CPU duy trì ở tần số 3,4GHz và nhiệt độ không bao giờ vượt quá 81*C ( đây vẫn là trong mức giới hạn của CPU ) và với GPU sau khi chạy FurMark 1 giờ thì nhiệt độ cũng chỉ đạt tới 78*C là tối đa

    Về nhiệt độ ở vỏ máy khi chịu tải nặng trong một thời gian dài cũng chỉ cao hơn 10 15*C so với nhiệt độ ngoài trời điều đó chứng tỏ rằng Dell Precision 7510 không được thiết kế tản nhiệt qua vỏ mà sẽ dồn hết vào bộ phận tản nhiệt bên trong.

    Pin


    Dòng Dell Precision 7510 có 3 loại pin 72Wh, 85Wh, 91Wh. Với 1 cấu hình màn 4K cực kỳ tốn điện,  CPU TDP 45 W, GPU 55W Dell Precision 7510 cực kỳ tốn điện. Chạy không thôi máy đã tốn 28,9 W và khi chạy hết hiệu xuất máy có mức tiêu thụ trung bình 95,2 W và tối đa lên tới 157,1 W. 

    Với quả pin 91Wh test thực tế trên máy với độ sáng cao nhất và tắt tiếng pin, lướt Youtube bằng Wifi chỉ chạy được ~3h. Tất nhiên, thời lượng pin quan trọng như thế nào tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng. Nhiều người dùng dường như không bao giờ sử dụng những chiếc laptop đồ họa trong thời gian khi đi du lịch, họ có thể chỉ cần một laptop đồ họa, máy trạm di động để có thể dễ dàng di chuyển giữa văn phòng và nhà và hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ tính toán chuyên nghiệp nào mà công việc của họ yêu cầu ở cả hai vị trí.

    Kết luận


    Dell mỗi ngày đều cải thiện những chiếc laptop đồ họa, máy trạm di động của mình nhưng đó chắc chắn không phải là một điều dễ dàng, gần như mọi máy trong phân khúc này đều bị cản trở bởi ít nhất một hoặc hai thiếu sót đáng kể. Thật may mỗi khi 1 sản phẩm mới ra đời ta để thấy có sự cải tiến tích cực hơn so với phiên bản trước và ở đây chúng ta có Dell Precision 7510, laptop đồ họa, máy trạm di động thế hệ mới.

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận